Lời đầu tiên là mình đang viết cái note này trong một buổi trên biển Kohrong Samloem đầy nắng gió, phíatrước là biển xanh cát trắng, trong một căn bungalow bằng gỗ nhỏ xinh ngay bên cạnh bờ biển, không có điện, không có internet. Chưa bao giờ cuộc sống thấy đơn giản và được bình yên đến thế này J
Lý do mình muốn viết note này để nó như 1 bài tham khảo cho các bạn đang suy nghĩ về việc có nên đi học MBA hay không. Chủ đề này đã được thảo luận rất nhiều ở các diễn đàn về du học, tuy nhiên cá nhân mình thấy thì nó vẫn chưa đủ vì một vài lý do. Thứ nhất thì là mỗi người thường chỉ đưa ra một hoặc hai quan điểm cá nhân của mình trong khi một vấn đề lại luôn có rất nhiều yếu tố cần được xem xét. Thứ hai là có thể do thời gian hạn chế nên nhiều người cũng không giải thích một cách chi tiết để các bạn còn mới chưa có nhiều kinh nghiệm thực sự hiểu được. Và cuối cùng thì có nhiều topic hay nhưng có thể nhiều bạn lại chưa biết hoặc tìm được, cho nên khi mình nói chuyện với rất nhiều các bạn, kể cả các bạn học viên lớp GMAT thì thấy các bạn đều hiểu rất mơ hồ về lý do đi học MBA hoặc chỉ là nghĩ rằng mình phải đi học. Vậy thôi.
Bài viết của mình sẽ tập trung vào những giá trị thực sự của một chương trinh học MBA của các trường top, do đó nếu bạn thuộc một trong các nhóm sau thì nội dung có thể không relevant quá nhiều.
- Mớira trường và thứ duy nhất trong đầu bạn là chỉ cần đi học, MBA hay Master gì đóđều được hết
- Bạn cần đi Mỹ để sau này có cơ hội kiếm việc và định cư, không quan tâm việc có vào được trường top hay không
- Bạn không có mục tiêu cần phải vào được các trường top MBA
- Bạn không có mục tiêu thực sự là đi Mỹ học MBA. Mình không coi thường các chương trình MBA ơ Châu Âu hay Úc hay một nước nào đó, nhưng từ kinh nghiệm bản thân thì nếu cùng là apply vào các trường top MBA thì việc apply vào các trường ở Mỹ lại thực sự là một quá trình để khám phá và định vị lại bản thân tốt hơn, chưa kể yếu tố về nội dung học hay các kỹ năng mềm và leadership được đào tạo tại trường v.v
Quay lạiviệc ban có nên đi học MBA hay không, câu hỏi quan trọng nhất cần phải đặt rachỉ là :”What’s your ultimate goal in life?”. Giống như trong 7 habits ofhighly suceessful people (7 thói quen của ngừoi thành đạt) thì bạn cần “beginwith an end in mind”, tức là bạn cần bắt đầu với việc hiểu được bạn muốn đi đếnđâu. Khi bạn thực sự hiểu rõ được điều này thì bạn sẽ hiểu được là mình có cầnđi học MBA hay không? Nói cho cùng, MBA không phải là thứ chắc chắn sẽ giúp bạnthành công, cũng không phải là cái gì để mang đi hù thiên hạ, mà mình nghĩ nólà công cụ giúp bạn đạt được mục tiêu trong cuộc sống của mình, có thể là giúpbạn đi đến mục tiêu nhanh hơn hoặc có thể là thứ duy nhất giúp bạn đạt được mụctiêu của mình.
Mình xinphép lấy 2 ví dụ sau đây
Ví dụ thứnhất cho ngành Marketing
1 ngườilàm marketing ở Unilever, sau 3-4 năm thì cũng lên đến vị trí Brand Manager(BM) sau đó có assignment được là cho khu vực vài nước Đông Nam Á. Theo careerpath của Markting thì có thể sau 1-2 năm nữa ban sẽ lên Senior Brand Manager rồiMarketing Manager và nếu có thể thì lên được Marketing Director. Tại thời điểmlàm BM thì bạn này sẽ có 2 lựa chọn:
- Tiếptục ở lại Unilever làm BM và sẽ thăng tiến dần dần, mức lương của BM thì sơ sơcũng gần $2k/ tháng và cũng sẽ tăng dần theo thời gian (chưa tính bonus) =>tích luỹ sau 2 năm nữa cũng ít nhất phải được 500-600 triệu, sự nghiệp vẫn tiếptục thăng tiến
- Đihọc MBA, nếu được full tuition ở trường top thì chi phí sinh hoạt cũng phải làchừng $30k (tức là 600 triệu), còn không được full mà chỉ được 50% tuition thìphải vay nợ thêm chừng $50k nữa cho 2 năm học, chưa kể các chi phí cơ hội kháctrong 2 năm.
Theo bạn người này nên đi học MBA hay không nên đi học? Chúng ta cần bắt đầu với mụctiêu 10 năm và 20 năm nữa của bạn đó là gì.
Nếu bạnđó chỉ cần là cứ đều đều làm việc, vừa làm vừa enjoy life mà vẫn có thu nhập thuộc mức cao của xã hội => cứ tiếp tục ở lại làm việc. Tuy nhiên, nếu như bạnđó muốn có cơ hội làm cho những nhãn hàng lớn ở những khu vực lớn hơn, chẳng hạnnhư ở Mỹ hoặc ở Úc hay một nước Châu Âu nào đó thì việc đi học MBA gần như là bắt buộc để có cơ hội chuyển đổi. Một số công ty lớn có chính sách relocation tuynhiên thường thì chỉ quanh Đông Nam Á thôi chứ chuyển sang Mỹ hay các nước pháttriển khác là rất khó. Tấm bằng MBA từ một trường top của Mỹ sẽ giúp bạn đó cócơ hội cao hơn khi xin vào làm cho headquarter của công ty ở Mỹ hoặc làm nhữngthi trường lớn hơn và quy mô lớn hơn.
Ví dụ thứ 2 cho ngành Finance (IB/PE/HF)
Có một chịđã ngoài 30 tuổi, làm investment manager cho những quỹ lớn nhất ở Việt Nam.Lương của chị ấy một tháng chắc cũng gần trăm triệu, chưa kể tiền từ các hoạt độngđầu tư khác. Chị ấy cũng đã làm IB rồi giờ đang làm PE. Nói một cách bình thườngthì thậm chí nhiều người có thể đi học MBA về cũng chưa chắc được như chị ấy.Tuy nhiên, chị này lại thấy missing something. Chị muốn được làm việc ở nhữngquỹ lớn ỏ nước ngoài, Mỹ thì chưa biết nhưng có thể ở Singapore, Hong Kong v.vThực tế là rất khó để nhảy trực tiếp từ VN sang các nước đó làm ở vị trísenior. Khi đó, tấm bằng MBA sẽ giống như 1 tấm passport cho chị ấy trong việcthực hiện giấc mơ làm những công việc ở quy mô có tính toàn cầu hơn.
Qua haiví dụ mình lấy phía trên, mình nghĩ chắc các bạn cũng phần nào hiểu được vaitrò thực sự của MBA là như thế nào. Cần hiểu rằng có hay không có MBA thì bạn hoàn toàn có thể thành công, thậm chí có những người không có bằng MBA vẫn thành công hơn rất nhiều những người có MBA từ những trường top 3 top 10 thế giới cơ. Mình nhắc lại điều quan trọng nhất là bạn cần xác định rõ và hiểu rõ liệuMBA có giúp bạn thực hiện được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn không? Nếucâu trả lời là có, thì hãy đi học MBA. Còn nếu câu trả lời là Không, thì thôi cứ ở nhà và tiếp tục công việc cũng như các kế hoạch của mình. Nên nhớ rằng bạnchí có một lần trong đời đi học MBA thôi, chi phí tiền bạc + chi phí cơ hội trong 2 năm là rất lớn. Chính vì vậy, hay luôn suy nghĩ một cách cẩn thận và chín chắn
Sẽ có rấtnhiều lý do khác nhau cho mọi người trong việc lựa chọn có nên đi học MBA hay không? Sau đây mình xin viết ngắn gọn một số lý do cơ bản nhất mình thấy ở các bạn Việt Nam, vừa về mặt học thuật nghề nghiêp vừa về mặt mục tiêu khác trong cuộc đời
1. Thăng tiến trong nghề nghiệp
Đây có thểnói là mục tiêu quan trọng nhất của MBA. Bởi tính cho cùng đi học MBA không phảiđể nghiên cứu, để làm cái gì cao siêu, mà là kiếm được công việc tốt hơn, mứclương và thu nhập tốt hơn. Các trường MBA cũng hoàn toàn hiểu điều này cho nênkhi marketing họ cũng thường nói rằng học MBA xong thì lương tăng bao nhiêu %,hay là average salary + bonus là bao nhiêu.
Thế nhưngvới các bạn sinh viên quốc tế, đặc biệt là những người muốn quay về VN thì câu chuyện sẽ có nhiều điểm cần lưu tâm.
Một là nếubạn muốn đi học MBA và ở lại Mỹ, có thể chấp nhận những công việc trái ngành +lương thấp hơn. Ví dụ bạn ở VN làm marketing lương được gần $3k, sang Mỹ bạnlàm analyst hay corporate finance lương chừng $60-70k tức là tầm $5-6k/ tháng.Tính thuê thu nhập chừng 30% và trừ khi các chi phí khác thì saving còn lại mộttháng của bạn cũng chẳng còn lại được quá cao so với mức lương khi ban ở VN
Hai là nếuvề VN thì câu chuyện lại khác rất nhiều. Giả sử bạn phải vay chừng 80-100k đểđi hoc 2 năm một trường top MBA. Sau đó bạn về VN nêu tốt thì có thể kiếm đượcjob chừng $4-5k. Tính trừ thuế với savign thì chắc trả nợ cũng phải 6,7 năm mớixong. Mà mức lương này cũng dành cho những người có nhiều kinh nghiệm làm việc+ học trường top thôi nhé. Chứ nếu bạn học 1 trường không top và mới chí có 1,2năm kinh nghiệm làm việc trước MBA thì rất khó để có thể có được mức lương caokhi về VN, thậm chí các bạn còn có thể phải bắt đầu như 1 sinh viên mới ra trường.Điều này khá phổ biến ở nhóm big 4, mặc dù lương ban có thể cao hơn các em sinhviên ra trường 1 vài triệu, nhưng title sẽ giống nhau. Nếu nhà bạn không quágiàu, mà bạn lại không được điểm GMAT cao để được hỗ trợ tài chính (financialaid) cao thì ôm đống nợ đó về VN mà làm việc với mức lương như vậy thì chắc 40,50 tuổi các bạn mới trả xong quá.
Cho nêntrừ khi bạn phải rất exceptional, có network tốt,có kinh nghiệm rất tốt trướcMBA còn nếu không học1 trường MBA nhàng nhàng (out of top 50) thì sẽ rất khó cócơ hội để có được bước nhảy đột phá trogn sự nghiệp và công việc khi quay vềVN. CHính vì vậy, bạn cần suy nghĩ và tính toán một cách cẩn thận và chắc chắntrước khi thực hiện phi vụ đầu tư đắt đỏ này.Các bạn cố gắng hiểu rằng MBA không có gì là thần thánh hết cả, nó chỉ là một công cụ (mà có người cần người khôgn cần) để bạn thực hiện mục tiêu của mình, hoặc là giúp bạn làm đươc những điều nếu chỉ ở VN không thì bạn không làm được. Vậy thôi
Chính vìlý do thăng tiến nghề nghiệp là mục tiêu quan trọng nhất, cho nên nếu các bạnđi học MBA những trường ranking thấp (không cần GMAT và không cần kinh nghiệmlàm việc => dễ đi hơn) (vì các trườngtop thường yêu cầu phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm + điểm GMAT cao => khóvào hơn) thì hoặc là ra trường khó xin việc ở Mỹ hoặc là về VN các bạn cũng sẽ start ở những vị trí junior do chưa có được nhiều kinh nghiệm. Điều này khiếnvalues của MBA và tấm bằng bạn học không có quá nhiều giá trị. Các bạn nên đi học MBA khi có 3,4 năm kinh nghiệm làm việc tại thời điểm apply => sẽ có 4,5 nămkinh nghiệm tại thời điểm đi học thì sẽ tốt hơn rất nhiều. Khôgn phải không cónhững bạn mới đi làm có 1,2 năm apply MBA, do 1 phần điểm GMAT cao nên vào được trường top và ra trường cũng có được job tốt ở Mỹ. Thế nhưng mặt bằng chung thì số đó không quá nhiều, chưa kể các bạn đó rất giỏi và cũng làm việc + học rất chăm chỉ, và yếu tố thời điểm tốt nghiệp hay may mắn cũng đóng góp một phần.Mình chỉ nói về cái nào mà conservative nhất thôi.
2. Để chuyển ngành
Đây là mộttrong những lý do phổ biến nhất. Theo thống kê ở các trường MBA thì trung bìnhkhoảng 50-70% sinh viên đổi ngành sau khi vào học MBA. Chính vì vậy, đổi ngành là việc hoàn toàn bình thường. Một chương trình MBA 2 năm với nhiều môn học, thảoluận nhóm, quan trọng hơn hết là 1 kỳ internship (thực tập) sẽ giúp bạn có những kinh nghiệm làm việc thực tế và từ đó dễ xin được việc hơn. Thực tê, tấm bằngMBA là điều kiện chắc phải nói là bắt buộc nếu bạn muốn chuyển ngành.
Nhưng cómột điều cần hiểu rằng chuyển ngành với các bạn nước ngoài đã là khó, với các bạnViệt Nam lại càng khó hơn. Cho nên đừng “ hoang tưởng” rằng có tầm bằng MBA thìbạn sẽ chuyên cải được ngay, nhất là với những công việc ở các công ty lớn vớimức độ cạnh tranh rất cao, người bản ngữ có khi còn chưa chắc xin được nói gìngười Việt Nam,điển hình như consulting hay investment banking. Hoặc có nhữngngành yêu cầu khả năng ngôn ngữ và văn hoa tốt như brand management, nhất là trong các công ty hàng tiêu dùng, thì cơ hội cho VN lại càng khó hơn nữa.
Nhữngcông việc nào thường phù hợp với các bạn sinh viên quốc tế khi xin viêc ở Mỹ.Đó là những công việc không đòi hỏi soft skill, khả năng giao tiếp và ngôn ngữquá nhiều, ví dụ: corporate finance, quantitative marketing, data analyst v.v
Việc đổingành và xin việc bên Mỹ khó cũng là khó nhưng cũng không phải là quá khó. Nóphụ thuộc vào nơi bạn muốn làm việc (location), ngành bạn muốn làm (industry)và network của bạn. Tạm thời mình liệt kê 3 yếu tố này có vẻ là quan trọng nhất.Sau này khi có thời gian mình có thể viết chi tiết hơn về những yếu tố này ảnhhưởng như thế nào.
3. Để có thêm kiến thức (hard &soft skill)
Về hardskill: Cái này cũng là một yếu tố quan trọng, đạc biệt với những bạn không có background về kinh doanh. Ví dụ một bạn học engineering và ra trường làm hoàn toàn về technical. Khi đó, các kiến thức của bạn về marketing, operation,finance gần như sẽ là zero. Để lên được vị trí cao hơn, quản lý business ở mức độ phức tạp hơn thì bạn đó sẽ muốn được học thêm các môn học này nhằm giúp bạnđó có được những frameworks giúp bạn đó hiểu được business problems cũng như nhữngcách để tiếp cận và giải quyết vấn đề.
Tuynhiên, mình cũng nói rằng kiến thức học thuật chỉ là một phần. Nội dung chươngtrình MBA cũng ý nghĩa hơn bởi việc đào tạo các kỹ năng mềm, bởi cuối cùngchính EQ chứ không phải IQ sẽ quyết định thành công của bạn. Điều này được phảnảnh một cách rõ ràng hơn ở các trường top 10 MBA. Đầu tiên, chương trình học rấtcustomized và flexible, với nhiều môn học đi sâu vào Leadership, Strategicthinking, jay Negotiation. Thứ hai, họ quan tâm đến yếu tố con người(personality, attitude) nhiều hơn là hard core skills (kinh nghiệm kiến thức).Cái này thì chương trình của các trường top 10 mình nghĩ có sự tập trung rõ rệthơn.
Về softskill: Nói chuyện với rất nhiều người từng đi học MBA về thì đây là một trog nhữngkỹ năng mọi người đánh giá rất cao và học được nhiều thứ từ chương trình MBA. Bộkỹ năng này bao gồm: Leadership, Negotiation, Presentation v.v Càng ở các trườngcao hơn, những nội dung liên quan đến Leadership càng được nhấn mạnh.
Chươngtrình học top 10 và top 30 hay 50 về cơ bản khôngn có quá nhiều sự khác biệt ởcác môn học chính như marketing, opeartion, financial accounting … Thế nhưngcontent cua các trường top sẽ lại nhấn mạnh vào những nội dung này nhiều hơn vàhay hơn ở các trường top thấp hơn rất nhiều. Cái này có thể do có nhiều giáo sư giỏi + sinh viên đầu vào giỏi hơn => nội dung sẽ được customized ở level caohơn
4. Để có trải nghiệm 1 cuộc sống khác
Nhiều ngườisau 5-7 năm đi làm sẽ có lúc thấy cuôc sống của mình như đi vào lối mòn, cảm thấyngột ngạt và hơi lạc hướng, khi đó sẽ muốn có những khoảng thời gian break khỏicuộc sống corporate để có thời gian refresh bản thân và hiểu hơn mình muốn gì,nhất là với những bạn chưa bao giờ sống ở nước ngoài. Khi đó, 2 năm đi học MBA sẽ là một quãng thời gian với nhiều trải nghiệm mà bạn vừa đi học bạn vừa có thể đi làm vừa có thể đi du lịch rất nhiều nơi v.v
Đối với nhiều người, việc học 2 năm ở nước ngoài trong một môi trường đa sắc tộc với bạn bè tù rất nhiều quốc gia khác nhau thực sự là một life-changing experience. Mình cho rằng đây là một điều quan trọng do nếu bạn học ở VN, đi làm ở VN thì ở một khía cạnh nào đó mình vẫn sẽ giống chuột làm vua xứ mù, vẫn như con ếch ngồi đáy giếng và bầu trời của nó chỉ giới hạn trong miệng cái giếng mà thôi trong khi thế giới ngoài kia thì rộng lớn và bao la lắm.
5. Định cư & có quốc tịch
Đây cũnglà một lý do của không ít các bạn đi học MBA. Mình add cái này vào mặc dù nóhơi out of sync với 4 nội dung ở phía trên. Kịch bản thường thấy sẽ là gia đìnhbố mẹ đang ở Mỹ hết rồi => các bạn cũng cần đi Mỹ và chỉ cần học 1 trường nào đó là được. Kịch bản thứ 2 là các đôi vợ chồng trẻ => đi học ở Mỹ và sinh con bên đó để con có quốc tịch Mỹ. Kịch bản nữa là nhiều bạn nữ trẻ ở VN đihoc với mục tiêu lấy chồng bên đó và nhập quốc tịch luôn v.v
Nhóm này chính là một nhân tố quan trọng của việc begin with an end in mind và ảnh hưởng rất nhiều tới việc lựa chọn trường để học v.v Khi mục tiêu quan trọng cuối cùng của bạn không phải là MBA thì bạn sẽ lại có một phân tích tính toán và con đường khác đi thôi. Lúc đó, MBA chính là cách để bạn đi đến mục tiêu cuối cùng củamình
Cũng có một số lý do va nội dung khác nữa nhưng mình liệt kê tạm 5 lý do tại đây. Hy vọngcác bạn thấy bài viết có ích trong việc lựa chọn lý do có nên đi học MBA củamình hay khôg.
P/S: Không hiểu sao khi mình copy từ file word sang FB thì lại bị lỗi chữ bị dính vào nhau. Có ai biết cách fix không ạ?
-- VietAccepted GMAT ---
Edit 1 (19/5/2020): Và nếu các bạn muốn được đánh giá hồ sơ du học MBA miễn phí --> Join this Group nhé:
Comments